Lợn Mán(hay còn gọi là lợn cắp nách) là đặc sản được ưa chuộng vì có hương vị thơm ngon như thịt thú rừng. Hiện giá móc hàm trên thị trường từ 200.000 – 250.000 đồng/kg.
>>> Tìm hiểu : Lợn mán là gì
Loài lợn này có màu lông đen tuyền hoặc hơi vàng; khả năng sinh sản kém, mỗi lứa đẻ từ 5 – 8 con, trọng lượng thấp. Nếu thả rông để chúng tự kiếm ăn, một năm mỗi con chỉ nặng từ 25 – 30 kg, còn nhốt trong chuồng chăn nuôi theo tập quán cũ của đồng bào, lợn “tên lửa” cũng chỉ đạt từ 40 – 50 kg. Loài lợn này ít nhiễm bệnh dịch, nên dễ nuôi. Muốn nuôi, bà con cần lưu ý một số kỹ thuật sau:
– Chọn giống: Chọn những con có da, lông mịn, bóng mượt; khỏe mạnh, móng và chân khỏe, mắt tinh, đi lại nhanh nhẹn. Lợn cái phải có số vú đều, lộ rõ âm hộ phát triển bình thường. Khu vực chăn thả lợn giống cần rào xung quanh, diện tích từ 1.000 – 1.500 m2, chọn nơi cao ráo trong vườn để làm chuồng, nền láng xi măng, mái lợp lá cọ hoặc lá gianh, để lá chuối khô, hay rơm rạ để trong chuồng cho chúng tự lót ổ. Lợn đến kỳ động dục từ phối giống lẫn nhau, thời gian mang thai từ 100 – 120 ngày.
>>>> Xem thêm : Lợn mán giống
– Chăm sóc, nuôi dưỡng: Khu chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát. Lợn con sau khi đẻ cần được lau khô toàn thân bằng vải màn mềm sạch. Sau khi lợn đẻ xong con cuối cùng cần tiến hành bấm bỏ nanh, cắt rốn và cố định bầu vú cho lợn con (cho con bé bú những vú trước và con to hơn bú những vú sau, vì vú trước nhiều sữa hơn vú sau). Thời kỳ này cần cho lợn mẹ ăn đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo lượng sữa nuôi con.
Thức ăn cho lợn mán đơn giản, dễ kiếm, phổ biến nhất là là cây chuối rừng, chuối nhà, dây khoai lang, khoai mon, rau muống… có thể cho chúng ăn sống hoặc nấu chín với cám ngô, cám gạo, bột đậu tương, bột tôm, cá… Lợn thả theo đàn để chúng tranh nhau ăn. Mỗi ngày cho ăn 3 bữa vừa phải, thả chúng quanh vườn rừng để tự kiếm ăn thêm rễ cây rừng, củ, quả, lá… khiến lợn không tích mỡ, tăng lượng nạc, tươi lâu, ăn không ngấy, thơm ngon như thịt thú rừng.