Bà Đào Quỳnh Nga một hộ nông dân trồng cam cho biết, khi chưa có chỉ dẫn địa lý giá Cam Cao Phong chỉ có 5.000 – 7.000đồng /kg mà vẫn khó bán. Từ khi được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý thì nhiều người tiêu dùng biết đến Cam Cao Phong, giá cả nhờ đó mà đã được cải thiện ngày càng cao. Hiện tại bây giờ giá Cam Cao Phong tai vườn trung bình là 25.000 – 40.000 đồng/kg vào tùy từng thời điểm.
Một vườn cam cho năng xuất khoảng 50 tấn/ha quả thì sẽ thu được ít nhất là 1 tỷ, nếu trừ các chi phí chăm sóc, bón thúc cho cây cam thì còn khoảng 700 triệu/ha. Với hiệu quả kinh tế nổi bật và tính ổn định cao nên cây cam đã trở thành cây vàng trên đất Cao Phong và là cây chủ lưc làm giàu cho người dân trong huyện.
Bà Nguyễn Thị Lan, xã Dũng Phong chia sẻ: Đợt trước gia đình tôi toàn trồng mía, thu nhập mang về bình quân cũng được vài chục triệu một năm. Nhưng nhà tôi ít người với trồng mía thì phải cần có sức khỏe tốt mới làm được. Trồng mía thì phải phụ thuộc vào việc thu mua mía từ các nhà máy đường. Nên gia đình tôi chuyển hết diện tích trồng mía sang trồng cam, từ lúc trồng cây cam tới giờ thì kinh tế nhà tôi đã khá hơn. Với diện tích ít gia đình tôi mỗi năm cũng thu nhập được 500 triệu một năm.
Cam Cao Phong không chỉ tồn tại mà nó còn đứng vững trên thị trường tự do nhờ vào chất lượng đảm bảo do những người tiêu dùng thừa nhận. Trên thị trường Cam Cao Phong không thua kém các sản phẩm cùng loại về giá bán.
Sản xuất cam mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho người dân, vì vậy người trồng cam rất quan tâm đến việc đầu tư tái sản xuất để duy trì được chất lượng của sản phẩm. Vào các dịp lễ tết giá cam Cao Phong không ngừng tăng lên đến 65.000 – 70.000 đồng/kg. Nhờ đó rất nhiều hộ gia đình đã thành tỷ phú, nhiều nhà có ô tô để cổng.
Việc xây dựng và công bố chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm Cam Cao Phong đã giúp tăng giá trị quả cam lên 3 lần. Hiện nay diện tích trồng cam lòng vàng đang được nhân rộng ra để bảo đảm cung cấp