Trong chăn nuôi lợn mán nái, chăm sóc lợn mán nái đẻ là công đoạn cuối cùng rất quan trọng để chuẩn bị thu hoạch sản phẩm. Công đoạn này yêu cầu đầu tư kinh phí cũng như kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cao hơn so với nuôi lợn mán hậu bị và lợn mán chửa.
>>> Xem thêm : Giá lợn mán giống
Chuẩn bị cho lợn mán nái đẻ và lợn mán con sơ sinh:
Để giảm mọi rủi ro có thể xảy ra đối với lợn mán nái trong quá trình đẻ, sau đẻ cũng như lợn mán con sơ sinh, cần làm tốt khâu chuẩn bị. Các công việc cụ thể cần được thực hiện theo một trình tự nhất định và cụ thể như sau:
- Vệ sinh ô chuồng lợn mán nái đẻ: Phân và nước thải chăn nuôi trong ô chuồng nuôi lợn mán chứa nhiều trứng giun, sán, ghẻ, các loại vi khuẩn, virut. Để giảm nguy cơ lợn mán con sơ sinh bị nhiễm bệnh, chuồng cho lợn mán nái đến đẻ cần phải được vệ sinh và tẩy uế trước từ 3 – 5 ngày.
- Trước hết hãy dọn phân, rác hữu cơ, sau đó phun nước và cọ rửa sạch nền chuồng, thành chuồng, máng ăn, máng uống của lợn mán, để khô và sau đó tẩy uế chuồng.
- Tẩy uế chuồng có thể phun bằng một trong số các chất khử trùng có bán trên thị trường hoặc có thể khử trùng chuồng bằng cách vẩy nước vôi loãng nồng độ 20% (2 kg vôi tôi hòa trong 10 lít nước) lên nền chuồng, thành chuồng, máng ăn, máng uống. Để trống 2 – 5 ngày, sau đó xả nước rửa lại chuồng, khi nào khô ráo mới cho lợn mán nái vào đẻ. Dùng chổi quét sạch các mạng nhện và bụi trong chuồng.
- Tuy nhiên trong thực tế tiến hành công việc này không được thuận lợi đối với chăn nuôi quy mô nhỏ 1 – 2 lợn mán nái (vì không có ô chuồng dự trữ). Nếu làm khâu này không tốt sẽ có những tác động gây thiệt hại trực tiếp đến hậu quả chăn nuôi lợn mán nái.
>> Tìm hiểu : Lợn mán là gì
Vệ sinh cơ thể lợn mán nái:
- Khi lợn mán nái có các biểu hiện sau: âm hộ xệ, lợn mán đứng nằm không yên, đái dắt, có thể chảy sữa, cắn ổ, lúc này nên tắm cho lợn mán nái (nếu là mùa hè, thu), nếu mùa đông thì dùng khăn ướt lau sạch bầu vú và xung quanh âm hộ lợn mán nái.
- Chuẩn bị chất độn chuồng: Có thể dùng rơm, rạ khô, cỏ khô, quần áo cũ…nhưng phải khô, sạch và không bị mủn nát.
Chuẩn bị cho lợn mán con sơ sinh:
- Chuẩn bị ô úm lợn mán con (kích thước, vật liệu xem ở phần chuồng trại). Vật liệu lót chuồng trong ô úm lợn mán con: rơm,rạ, cỏ khô cần được cắt ngắn, bao tải, quần áo cũ đảm bảo sạch, khô, mềm và không bị mủn nát.
- Chuẩn bị dụng cụ sưởi ấm: bóng đèn hồng ngoại 250W hoặc bóng điện 100W, hoặc bếp sưởi sử dụng gas từ hệ thống Bioga, hoặc củi, hoặc trấu tùy thuộc vào điều kiện từng hộ, từng trại để sưởi cho lợn mán con khi cần thiết.
- Chuẩn bị dụng cụ trực đẻ bao gồm: 1 tấm vải màn xô hoặc giẻ mềm khô sạch khoảng 0,5 m để lau khô lợn mán con, 1 cái kìm chuyên dùng bấm nanh lợn mán hoặc cái bấm móng tay loại to để bấm nanh lợn mán con, 1 lọ cồn tốt 2,5% để sát trùng dao, kéo và cuống rốn, 1 cái kéo để cắt rốn khi cần, 1 cuộn chỉ để buộc rốn, thuốc oxytocin và kim tiêm phòng khi cần can thiệp lợn mán đẻ khó là có ngay.
>>> Xem thêm những thông tin khác về : lợn mán giống