Cam nay là một loại cây ăn quả đặc sản tại vùng đất Cao Phong – Hòa Bình bởi giá trị dinh dưỡng của quả cam cũng như hiệu quả kinh tế rất cao. Vào những năm gần đây, diện tích trồng cam Cao Phong ngày càng được mở rộng, cũng chính vì đó mà việc phát triển về cam được xem như là giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại địa phương. Tuy nhiên, để tạo ra sản phẩm tốt và bảo quản hiệu quả cam sau khi hết mùa là một vấn đề khá khó khăn.
Hiện nay, với công nghệ mới CAS của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng đã những bước đầu khẳng định được chất lượng bảo quản tốt. Sau khi cam được tiếp cận công nghệ CAS từ tập đoàn ABI. Viện đã bắt đầu tiến hành và nghiêm cứu ứng dụng một số loại nông sản nhiết đới và làm chủ được công nghệ CAS cũng như thiết bị và cách triển khai, chuyển giao công nghệ CAS cho các doanh nghiệp nông nghiếp tại Việt Nam.
Vào tháng 4 năm 2014, viện nghiên cứu và phát triển đã tiến hành thử nghiệp bảo quản một số loại giống cam Cao Phong, trong đó có giống cam v2 được sử lý bằng công nghệ CAS. Quy trình này được thực hiện từ khâu chọn vườn đến thu hái, vận chuyển, xử lý sơ bộ và tiến hành chạy CAS. Sau đó được bảo quản trong tủ lạnh có nhiệt độ giao động từ 25oC±1oC ở hai hình thức là để nguyên quả và ép nước.
Sau 6 tháng thử nghiệm bảo quản và kết quả là cam vẫn giữ được hương vị tươi ngon, màu sắc của vỏ quả cung không thay đổi nhiều, và không làm mất đi quá nhiều giá trị dinh dưỡng. Đối với việc bảo quản cả quả của công nghệ CAS thì sau khi được dã đông quả sẽ mềm, đây cũng đang là một bài toàn khó để làm sao có thể giữ nguyên được trạng thái ban đầu của quả cam. Tuy nhiên với loại cam được ép nước thì rất khả thi vì nó vẫn giữ được hương vị đặc trưng của quả cam lại còn tiết kiện được diện tích bảo quản trong tủ lạnh.
Hiện nay viện vẫn đang tiếp tục tiến hành đánh giá một số loại cam khác như cam lòng vàng, cam xã đoài, cam đường canh. Kết quả cho thấy, công nghệ CAS có thể áp dụng trong việc bảo quản cam Cao Phong giải quyết được nhu cầu của thị trường vào những đợt ngoại mùa.