Chỉ dẫn địa lý là cơ hội giúp các thương hiệu nông sản phát triển, xuất khẩu ra nước ngoài, mở rộng thị trường. Hiện nay tại Việt Nam mới chỉ cso 49 thương hiệu được cấp Chỉ dẫn địa lý, trong đó có cam Cao Phong.
Chỉ dẫn địa lý (Geographical indication – GI) là những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ lãnh thổ của một thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương của lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tin, đặc tính nhất định, chủ yếu do xuất xứ địa lý.
Theo tìm hiểu, cả nước ta hiện nay có hàng ngàn sản vật nổi tiếng nhưng thống kê lại thì hiện mới chỉ có 49 sản vật được cấp chỉ dẫn địa lý như: thuốc lão Vĩnh Bảo, nước mắm Phú Quốc, nón lá Huế, quế võ Trà My, tiêu Quảng Trị, nhãn lồng Hưng Yên,….Trong số đó, cam Cao Phong Hòa Bình cũng là sản phẩm đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý một vài năm trở lại đây.
Để được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, các sản phẩm Việt cần đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, quy định về bao bì, nhãn mạc, truy xuất nguồn gốc,…Mà hiện còn rất ít các sản vật có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe này.
Sau khi được chứng nhận chỉ dẫn địa lý, các sản vật sẽ có cơ hội mở rộng thị trường hơn, xuất khẩu ra nước ngoài. Do đó, chứng nhận chỉ dẫn địa lý cũng được xem là một mục tiêu tạo nên cơ hội phát triển của các thương hiệu sản vật Việt Nam.
Vào tháng 11/2014, cao Cao Phong của Hòa Bình đã chính thức được cấp Chỉ dẫn địa lý, trở thành 1 trong 49 sản vật tại Việt Nam được cấp chứng nhận này. Đây là sự cố gắng trong một thời gian dài của người dân toàn Cao Phong. Đó không chỉ đơn giản là mở rộng quảng bá thương hiệu mà còn nâng cao cả chất lượng nông sản. Người dân Cao Phong thực hiện chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như đảm bảo chất lượng cam luôn vượt trội. Nhờ thế mà hiện nay, thương hiệu cam Cao Phong đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cao nước nhà, và có nhiều cơ hội tiến sang thị trường nước ngoài.