Từ chỗ là một huyện miền múi, Cao Phong ngày nay đã trở thành vựa cam lớn của miền Bắc với sản lượng cam hàng nghìn tấn mỗi năm. Không chỉ vậy, thương hiệu cam Cao Phong cũng đang dần trở thành đại diện cho nông sản Hòa Bình.
Nói đến quá trình cây cam phát triển trên đất Cao Phong phải kể từ năm 1960. Vào thời điểm đó, Công tư TNHH MTV Cao Phong (khi đó gọi là Nông trường Cao Phong) bắt đầu đưa cam vào trồng đại trà. Vào năm 1976, diện tích cam của công ty khi đó lên tới 900ha với sản lượng 3000 tấn. Nhưng khi đó, vì nhiều nguyên nhân mà cam Cao Phong không mang lại lợi nhuận và thành công như mong muốn.
Tuy vậy, câu chuyện về cam Cao Phong không dừng lại ở đó. Đến năm 2006, huyện ủy Cao Phong đã ban hành Nghị quyết 04 về phát triển cây ăn quả giai đoạn 2006 – 2016. Xác định cam sẽ là giống cây xóa đói giảm nghèo.
Có thể nói huyện Cao Phong có nhiều lợi thế để trồng cây ăn quả: cao hơn 250 so với mực nước biển, lại được bao quanh bởi núi đã vôi. Nên cây cam là giống cây thích hợp để phát triển tại đây. Và thành công hiện nay đã cho thấy quyết định đúng đắn của huyện ủy Cao Phong. Vào năm 2010, huyện đạt sản lượng 9000 tấn, 2012 sản lượng lên đến 16.500 tấn. Thu nhập trung bình là khoảng 600 triệu đồng.ha cam. Đến năm 2015 mức thu nhập của các hộ gia đình trồng cam đã tăng vượt bậc. Có những gia đình thu nhập lên đến 5 tỷ đồng mỗi năm.
Nhờ vậy mà kinh tế huyện Cao Phong có sự thay đổi đáng kể, đời sống người nông dân nơi đây được cải thiện nhiều.
Để thu được thành công đó, không thể không kể đến sự nỗ lực không ngừng nghỉ của chính quyền và người nông dân Cao Phong. Từ tập huấn kỹ thuật trồng trọt, hỗ trợ ngân sách đầu tư giống cây, nâng cấp hệ thống thủy lợi,….cùng mồ hôi công sức của người nông dân, đã giúp huyện Cao Phong thu được thành quả lớn như hiện nay.
Sắp tới, để đẩy mạnh hình ảnh và quảng bá thương hiệu cam Cao Phong, lễ hội cam Cao Phong sẽ được tổ chức lần thứ 2 tại nhà văn hóa huyện Cao Phong. Thời gian diện ra sự kiện là 15/11 – 18/11.