“Lở mồm long móng” nghe thấy bệnh này thôi ắt hẳn bất cứ người chăn nuôi lợn mán nào cũng khiếp sợ với hậu quả mà nó gây ra cho những đàn lơn. Vậy đâu là cách phòng tránh bênh tốt nhất xin mời các bạn xem bài viết sau đây :
Bệnh lở mồm long móng do một virut nguy hiểm gây nên ở những động vật có móng như: trâu, bò, dê, cừu, lợn… Virut này có 7 loại: A, C, O, ST1, ST2, ST3, Asia 1. Các virut gây bệnh dễ phát tán và lây lan nhanh gây thiệt hại lớn về kinh tế. Bệnh có thể lây lan qua việc tiếp xúc (dùng chung thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi,…) hay qua con đường vận chuyển. Loại virut gây nên bệnh lở mồm long móng có tốc độ phát tán cực nhanh. Một ngày, trung bình một con lợn có thể thải ra 400 triệu đơn vị lây nhiễm. Đơn là con số khá lớn đủ có thể lây sang mười nghìn con bò.
Triệu chứng lợn mán mắc lở mồm long móng
Lợn mán ủ rũ, mệt mỏi, lông dựng xù và dựng lên. Khi mắc bệnh này, lợn mán bị sốt cao ở nhiệt độ từ 41 – 42oC kéo dài trong 2 – 3 ngày. Sau khoảng thời gian này, ở lợn xuất hiện các mụn nước ở mõm, mũi, chỗ da mỏng,… đặc biệt là ở chân quanh vùng vành móng. Khi đó móng bị lở loét dẫn đến long móng. Đối với những con lợn nái nuôi con, mụn sẽ xuất hiện ở vú làm bầu vú sung lên, đỏ gây đau đớn cho lợn. Khi mắc bệnh này, lợn trở nên gầy còm, ăn kém làm sức lực bị suy giảm dần dần dẫn đến chết.
Tham khải chất lượng thịt lợn mán tại Hòa Bình
Cách phòng chống bệnh lở mồm long móng ở lợn mán
Hiện chưa có thuốc để đặc trị bệnh này nên để tránh cho lợn mán mắc bệnh này bà con phải thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh:
– Lợn mán giống khi đưa vào chăn nuôi cần đảm bảo khỏe mạnh, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đã được tiêm phòng bệnh lở mồm long móng. Trước khi cho lợn nhập đàn chúng cần được nuôi ở một khu vực riêng trong 21 ngày.
– Thức ăn, nước uống cần đảm bảo vệ sinh. Môi trường sống của lợn mán cần sạch sẽ vì thế bà con cần dọn dẹp chuồng trại cách thường xuyên.
– Tiêm văc xin phòng bệnh lở mồm long móng cho lợn mán. Công tác này cần thực hiện nhất là đối với vùng khống chế, vùng đệm, vùng dịch đã xảy ra trong 2 năm gần đây. Trong 1 năm cần tiêm văc xin cho lợn 2 lần cách nhau 6 tháng. Lần đầu tiên nên tiêm vào tháng 3, tháng 4; lần thứ 2 tiêm vào tháng 9 tháng 10.
– Khi phát hiện lợn có bệnh cần phải báo cáo với chính quyền để có biện pháp ngăn cản sự lây lan đồng thời cách ly lợn bệnh ra khỏi khu vực chăn nuôi.
– Thực hiện tiêu độc, sát trùng khu vực có lợn mắc bệnh. Bà con có thể sử dụng một trong số các loại hóa chất sau: NaOH 2%, Crezin 5%, Formol 2%, nước vôi 20%, vôi bột,…
Để mua được những sản phẩm tốt nhất thơm ngon nhất xin mời các bạn liên hệ trực tiếp với : Trịnh Xuân Lãm SĐT: 098.546.3058. Chúng tôi cam kết những sản phẩm chúng tôi bán ra đều có chât lượng tốt nhất được chăn thả tự nhiên và nói không với những chất tăng trưởng