Phòng bệnh suyễn lợn mán được thú y khuyến khích bởi suyễn lợn mán có tỷ lệ chết không cao, tuy nhiên lại dai dẳng ở thể mãn tính gây thiệt hại kinh tế chăn nuôi trông thấy. Khi suyễn lợn mán kết hợp với các bệnh khác sẽ khiến tỷ lệ chết tăng lên. Từ những tác hại mà bệnh suyễn lợn mán gây ra có thể thấy ngay được tầm quan trọng của việc phòng bệnh sẽ cho hiệu quả kinh tế rõ ràng như thế nào. Bởi vậy trong số các bệnh về đường hô hấp của lợn mán không thể không nhắc tới bệnh suyễn. Nếu bà con áp dụng những mẫu nuôi lợn mán nái sinh sản hoặc có ý định nuôi lợn mán nái làm giàu thì cần phải cực quan tâm về bệnh suyễn lợn mán là nguyên nhân khiến hiệu quả chăn nuôi giảm sút nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây ra bệnh suyễn lợn mán
Vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae gây nên bệnh suyễn lợn mán, trên thực tế đây là một thể giữa vi khuẩn và vi rút. Loại vi khuẩn này có đặc trưng chỉ bao gồm màng sinh chất và bộ gen, có thể biến đổi hình dạng rất linh hoạt.
Tuy nhiên loại vi khuẩn này rất dễ bị tiêu diệt với các chất khử trùng thông thường, và nhiệt độ khoảng 45 đến 55 độ C trong khoảng thời gian 15 phút. Đây là điểm yếu để khi áp dụng phương pháp phòng bệnh suyễn lợn mán cho hiệu quả tốt.
Vi khuẩn gây suyễn lợn mán dễ dàng tăng sinh trong môi trường ẩm ướt, hơi lạnh, kém ánh sáng. Nếu không gian chuồng trại không có cách vệ sinh phù hợp, không khô ráo sẽ là điều kiện tốt để vi khuẩn suyễn lợn mán tăng sinh và gây bệnh. Bệnh suyễn lợn mán rất dễ phát sinh khi thời tiết thay đổi, hay khi sức đề kháng của lợn mán đi xuống, vi khuẩn sẽ lợi dụng thời điểm này để xâm nhập và gây bệnh. Phòng bệnh suyễn lợn mán luôn được khuyến cáo bắt đầu từ môi trường sống, bởi môi trường sống của lợn mán sẽ là nguyên nhân trực tiếp khiến lợn mán nhiễm bệnh và chuyển biến bệnh xấu đi.
Bệnh suyễn lợn mán dễ lây lan trong không khí theo đường hô hấp, khoảng cách lây bệnh rất dài từ 3km. Chính vì vậy mà bệnh có thể lây lan ra cả trang trại. Mật độ đàn nuôi càng đông thì tốc độ lây lan bệnh suyễn lợn mán càng nhanh. Công tác điều trị và kiểm soát bệnh dịch rất khó khăn. Do đó, phòng bệnh suyễn lợn mán là giải pháp tốt nhất để chăn nuôi lợn mán đơn giản, nhàn hạ và có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tìm hiểu – đánh giá chất lượng giống lợn mán trên thì trường hiện nay
Hậu quả về mặt kinh tế do bệnh suyễn lợn mán gây ra
Suyễn lợn mán không gây chết, khi phát triển ở thể mãn tính khiến lợn mán ho dai dẳng kéo dài, lợn mán tiêu tốn thức ăn nhiều nhưng khả năng hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng kém. Theo nghiên cứu, trung bình cứ 10% phổi lợn mán bị viêm thì khả năng tăng trọng của lợn mán giảm 37g mỗi ngày, tương đương với giảm tăng trọng 12% đến 16%, tăng từ 14% đến 22% chi phí cho thức ăn. Khi tích tụ lại với quy mô 1 đàn cho tới khi xuất chuồng sẽ là con số thiệt hại khổng lồ. Do tâm lý chủ quan của người chăn nuôi không phòng bệnh suyễn lợn mán đã khiến chăn nuôi thua lỗ.
Suyễn lợn mán dễ lây lan cho đàn, vì vậy, nếu không điều trị và phòng bệnh suyễn lợn mán hiệu quả sẽ khiến cả đàn lây nhiễm, lây ra trại sẽ khiến số tiền thiệt hại lên tới con số không tưởng. Thời gian xuất chuồng của lợn mán kéo dài hơn khi lợn mán bị suyễn. Bệnh suyễn lợn mán còn mở đường, tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh nghiêm trọng khác xâm nhập vào cơ thể lợn mán, từ đó gây bệnh khiến lợn mán gầy còm, yếu và tỷ lệ chết tăng lên. Phòng bệnh suyễn lợn mán là cách đồng thời để phòng cách loại bệnh khác ở lợn mán.
Suyễn lợn mán khó trị dứt điểm, lợn mán sẽ ho dai dẳng rất lâu, từ đó tăng các chi phí điều trị cho lợn mán. So với những thiệt hại kinh tế mà suyễn lợn mán gây ra, chi phí phòng bệnh suyễn lợn mán rẻ hơn nhiều, và cho hiệu quả chăn nuôi trông thấy. Đây là lý do bệnh suyễn lợn mán được xếp vào các loại bệnh cần tuân thủ yêu cầu vệ sinh dịch tễ.
Tìm hiểu giá lợn mán giống trên thị trường hiện nay
Cách phòng bệnh suyễn lợn mán
Không gian, môi trường sống
Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc và khử trùng định kỳ chuồng trại. Đảm bảo chuồng luôn khô ráo, tránh ẩm ướt, tránh phân nước tiểu bẩn, tránh nền chuồng quá lạnh. Chuồng cần có độ thoáng nhưng không có gió lùa, mùa hè mát mẻ, mùa đông cần úm tránh gió. Ngay từ giai đoạn xây dựng chuồng trại cần tính toán về độ khô ráo nền chuồng, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm chuồng nuôi để phòng bệnh suyễn lợn mán hiệu quả hơn.
Kiểm soát đàn lợn mán
Phòng bệnh suyễn lợn mán bằng công tác cách ly lợn mán mới nhập để theo dõi trước khi lợn mán có bệnh và lây lan cho cả các đàn khỏe mạnh. Chỉ nhập lợn mán tại các trại đảm bảo vệ sinh thú y. Cố gắng chăn nuôi với mật độ đàn càng thưa càng tốt, không nên nuôi đàn quá đông hoặc quá chật. Đảm bảo mật độ chăn nuôi là cách phòng bệnh suyễn lợn mán lây lan khi có dịch.
Biện pháp tiêm phòng bệnh suyễn lợn mán
Tiêm vắc xin phòng bệnh suyễn lợn mán theo lịch tiêm phòng được khuyến cáo bởi đơn vị thú y. Có thể tiêm theo chỉ định 1 mũi vào lúc lợn mán con 14 ngày tuổi, hoặc chia liệu trình 2 mũi tiêm vào ngày tuổi thứ 7 và ngày tuổi thứ 21.
Riêng việc lợn mán khỏe mạnh đã cắt giảm được rất nhiều chi phí bởi vậy để tránh những trường hợp này, bà con nên phòng bệnh cho lợn mán con khi còn nhỏ để giảm xác suất gây bệnh xuống thấp nhất có thể. Đây cũng là một bước quan trọng trong cách tối ưu chăn nuôi để có hiệu quả kinh tế cao. Phòng bệnh suyễn lợn mán trên thực tế đã giúp tăng hiệu quả kinh tế trông thấy.
Thông tin về dầu Camelia trong chăn nuôi lợn mán
Cho lợn ăn bằng thức ăn thừa sẽ hạn chế được nhiều hậu quả với thiện nhiên