Việc hộ lý cho lợn mán đẻ nghe có vẻ dễ dàng những mà hầu hết ai lần đầu thử xong cũng nói rằng “nó khó quá”. Vậy trong bài viết này chung tôi sẽ hướng dẫn các bạn các hộ lý lợn mán đẻ.
Các bước tiến hành
– Hộ lý lợn mán nái đẻ thường: Thông thường 15 – 20 phút lợn mán mẹ lại rặn đẻ được 1 lợn mán con. Do đó một cuộc đẻ của lợn mán nái kéo dài khoảng 2 – 3 giờ, song cũng có những lợn mán nái đẻ kéo dài 4 – 5 giờ. Trong quá trình lợn mán đẻ, ô chuồng cần hạn chế ánh sáng và giữ yên tĩnh, mùa đông che chắn tốt, mùa hè thoáng mát.
– Lau khô lợn mán con: Trước hết dùng ngón tay trỏ quấn vào vải xô mềm lấy hết dịch ở mũi, tiếp đến ở miệng, sau đó lau khô đầu rồi đến mình lợn mán, xong rồi cho lợn mán vào ô úm hoặc thúng đã có lót sẵn chất độn.
– Bấm răng nanh: lợn mán con sơ sinh đã có 8 răng nanh cứng và nhọn, cần phải bấm răng nanh ngay sau khi đẻ ra để lợn mán con khi bú không gây chấn thương vú lợn mán mẹ. Bấm răng nanh bằng kìm bấm nanh chuyên dụng hoặc cái bấm móng tay loại to. Số nanh lợn mán cần bấm tất cả là 8 cái. Cách bấm răng nanh: đặt kìm hoặc cái bấm móng tay định vị tại điểm giữa của chiều dài răng nanh và bấm dứt khoát chỉ một nhát, không bấm nhiều lần vì dễ gây vỡ răng và tổn thương lợi. Nếu bấm nhanh quá nông (phần chừa lại nhiều hơn 1/2 độ dài răng nanh) thì răng vẫn còn nhọn và dễ gây tổn thương vú lợn mán mẹ, nếu bấm nanh quá sâu (bấm sát lợi) thì dễ bị tạo ổ mủ (áp xe) gây nhiễm trùng.
– Cắt rốn cho lợn mán con: Chỉ cắt rốn đối với những lợn mán con có rốn quá dài. Dùng kéo hoặc dao lam đã sát trùng bằng cồn iốt chấm lên chỗ cắt để phòng nhiễm trùng rốn.
Tìm hiểu thêm các thông tin về giá lợn mán giống trên thì trường
lợn mán nái đẻ khó có thể do một số nguyên nhân như: Xương chậu lợn mán nái hẹp nhưng lợn mán con lại to (trường hợp lợn mán chửa rất ít con), ngang thai (thai nằm ngang không thuận ngôi), lợn mán mẹ bị bệnh trong quá trình mang thai và quá yếu sức khi đẻ,..Các biểu hiện khi lợn mán nái đẻ khó: lợn mán nái rặn đẻ nhiều lần và chảy nước ối, thường co một chân sau nhưng không đẻ được hoặc lợn mán nái đã đẻ được một số con rồi nhưng ngưng đẻ trong khoảng thời gian từ 1 giờ trở lên. Khi gặp một trong hai trường hợp trên thì phải cần đến sự trợ giúp. Điều cấm không được làm đó là vội vàng sử dụng ngay thuốc kích thích đẻ (thuốc oxytocin) trong khi chưa tiến hành kiểm tra xác định nguyên nhân gây đẻ khó là gì?
Cách kiểm tra xác định nguyên nhân gây khó đẻ như sau: Cắt ngắn móng tay, rửa tay bằng xà phòng, sau đó thoa nhẹ lên tay một ít vadơlin. Chụm thẳng 5 đầu ngón tay, nhẹ nhàng đưa vào qua âm hộ theo nhịp rặn đẻ. Nếu thai nằm ngang thì dùng các đầu ngón tay lần tìm ngôi đầu lợn mán con, nhẹ nhàng xoay hướng theo ngôi thuận và lôi từ từ ra ngoài theo nhịp rặn đẻ. Nếu xác định không phải thai nằm ngang thì lúc đó mới tiêm thuốc kích thích đẻ (oxytocin) cho lợn mán nái. Liều tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và có thể kết hợp tiêm thuốc trợ lực B1.
Khách hàng có nhu cầu mua giống lợn mán, hoặc nhu cầu về thịt vui lòng liên hệ: Trịnh Xuân Lãm – thị trấn Cao Phong – huyện Cao Phong – tỉnh Hòa Bình. SĐT: 098.546.3058