Lợn mường cắp nách – Bò gié Kim Bôi – Cá hồ Sông Đà – Gà ri chạy bộ (gà Lạc Sơn) là sản vật nổi tiếng được nhiều du khách gần xa tìm mua mỗi khi có dịp ghé qua tỉnh mường – Hòa Bình. Khách hàng dù khó tính mấy cũng bị chinh phục.
Để giúp các bạn có thêm kinh nghiệm phân biệt chất lượng và phẩm cấp giữa các loại thịt lợn khá phổ biến trên thị trường hiện nay như: Lợn rừng, Lợn mường, Lợn đen, Lợn quê… chúng tôi xin được cung cấp thông tin như sau:
1. Lợn rừng hay còn được gọi là Lợn lòi có thể được coi là tổ tiên của lợn nhà, da và lớp lông lợn rừng rất dày, có mõm dài cứng để đào đất (khác với lợn nhà vì chúng phải tự tìm thức ăn). Ngoài ra, chúng còn có cặp nanh hàm dưới rất dài, chìa ra khỏi mồm, cong lên phía mắt; đây là thứ vũ khí lợi hại để chống lại kẻ thù và cũng là điểm khác biệt lớn so với lợn nhà. Nhìn vào miếng thịt: Thịt lợn rừng thường ít mỡ, thịt nạc có màu đỏ xậm, bì dày khô, lông rậm mỗi chân lông luôn có 03 lỗ chân lông mọc chụm 01 lỗ, các lỗ chân lông khá sát nhau, mõm nhọn, nanh dài, hốc mắt to, chân thon so với khửu gối, đầu móng
2. Lợn Mán – Hòa Bình (lợn mường, lợn lửng, lợn cắp nách,…) là giống bản xứ luôn dũi đất tìm thức ăn có nơi còn gọi là lợn dũi đất, chỉ đạt 25 – 30 kg/con là tối đa, được nuôi thả rông và tự kiếm ăn, nuôi lâu lớn, thức ăn chủ yếu là chất sơ (90%), chúng ăn sống trực tiếp hầu hết tất cả các loại cây, rau, củ, quả có sẵn tại địa phương. Thịt Lợn mường đặc biệt thơm ngon, mềm giòn bùi, mỡ thơm ngậy ăn không ngấy. Đặc điểm xương không to, mõm nhọn, mặt ngắn, trán nhăn, tai bé, mình dài thon, chân gầy, đặc biệt là lông dài và cứng (lông càng cứng càng rậm ăn càng thơm ngon, vì càng rậm chứng tỏ càng lai lợn rừng nhiều), 03 lỗ chân lông chụm 01 lỗ.
=> Đánh giá của chuyên gia về dinh dưỡng mà thịt lợn mán đem lại
3. Lợn đen – Hòa Bình (Lợn mường bản địa lai với lợn khác) ăn khỏe, ít dịch bệnh, nhanh lớn… Lợn đen nuôi tối thiểu 6 tháng mới đủ tuổi giết thịt và chất lượng thịt mới đảm bảo được độ thơm ngon. Thức ăn của Lợn đen chủ yếu là “cám gạo” nấu chín cùng rau, cây, củ, quả có sẵn trong vườn như cây chuối, rau rừng, ngô, sắn, khoai… cho ăn và thả rông trong vườn. Tuyệt đối không cám tăng trọng, không thức ăn công nghiệp, không chất tạo nạc… Nếu chọn giống tốt, chế độ nuôi và chăm sóc đảm bảo thì thời gian nuôi khoảng 6 tháng trọng lượng có con sẽ đạt trên 150 kg/con, thịt rất thơm ngon, chắc và giòn. Nếu nuôi dân dã theo lối truyền thống của đồng bào các gia đình vùng cao có gì cho ăn đấy thì trọng lượng cũng có thể đạt 60 – 80 kg/con, nếu nuôi khoảng 12 tháng thì chất lượng không thua kém gì so với lợn mường. Đặc điểm bì dày, lông đen, mỡ dày thơm ngậy, nấu không ra bọt, không ra nước, nếu bì có 03 lỗ chân lông chụm 1 lỗ sẽ càng thơm ngon hơn nữa.
=> Thị trường bán lợn mán giống đang tăng chưởng
4. Lợn quê – Hòa Bình là giống lợn thông thường có thể là lợn đen, lợn trắng được nuôi theo cách cổ truyền dân dã, thức ăn là cám nấu cùng rau, củ, quả,… tuyệt đối không tăng trọng, không chất tạo nạc, không chất kích thích. Thịt thơm ngon, nấu không ra bọt, không ra nước,… và tất nhiên chất lượng thì không so được với Thịt lợn đen – Hòa Bình. Thời gian nuôi tối thiểu 6 tháng mới giết thịt, trọng lượng có thể đạt được trên 100 kg/con. Lợn được nuôi nuôi nhốt trong chuồng hoặc thả vườn của các hộ hộ gia đình vùng cao của tỉnh Hòa Bình.
=> Tìm kiếm địa chỉ bán lợn mán giống uy tín