Đây cũng là cũng thành quả của sự chuyển hướng đầu từ nhanh nhạy của người dân Cao Phong trong những năm qua.
Ông Vũ Đình Việt, phó chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết, thị trấn Cao Phong có thu nhập bình quân đầu người cao nhất tỉnh Hòa Bình. Vào mỗi năm có trên 40 hộ thu nhập trên 1 tỷ đồng từ cam Cao Phong.
Theo đó chúng tôi lần đến Cao Phong và có phỏng vấn được ảnh Đặng Tiến Học ở thị trấn Cao Phong, anh là chủ vườn cam v2 chín muộn chuẩn bị thu hoạch và dịp cam tết cho biết, với năng suất 40 tấn cam/ha, giá bán là ~40.000VNĐ/kg, sau khi trừ phí đầu tư cộng với chăm sóc và thu hái thì tết này gia đình anh thu gần 1,5 tỷ đồng.
Tiếp đến là anh Đinh Công Bình, ở nông trường Cao Phong vừa thu hoạch xong được 1ha cam xã đoài, cam canh với sản lượng cao là 60 tấn cam, giá bán là 12.000đồng/kg cũng đã thu về hơn 700 triệu đồng. Anh cho biết, gia đình đang chuyển hướng tiếp sang giống cam v2, tuy đàu tư lớn, từ 120 – 150 triệu đồng/ha nhưng hiệu quả sẽ cao hơn vì do cam này ngọt đợm và chín muộn vào đúng dịp cung cầu cam tết nên sẽ không lo bị lái buôn ép giá.
Theo thống kê, thì toàn huyện đã có vùng chuyên trồng cam lên tới 900ha, trong đó có tới hơn 500ha là cam kinh doanh, cho sản lượng cao khoảng 16.000 tấn cam. Riêng nông trường Cao Phong đã có hơn 600ha cam, trong đó là có 300ha cam đã vào chu kỳ cho quả, đật mức thu nhập bình quân 7 triệu VNĐ/ người/ tháng. Công nhân nơi đây đều có thu nhập cao.
Không những vậy mà khi bạn đến với Cao Phong, sẽ không khó để gặp những tỷ phú tại thị trấn nhỏ này, bạn sẽ thấy ở họ đều có tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm một cách khóa học, tận dụng hết lợi thế, tiềm năng đất đai và khí hậu có sẵn và quyết tâm khát vọng làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.
Chính vì những điều này mà cam Cao Phong đã và đang càng ngày càng chứng tỏ ưu thế vượt trội so với các loại cam khác trên thị trường. Cam Cao Phong không chỉ đẹp mã mà còn mọng nước có vị ngọt thơm, giòn từ tép cam. Đây cũng là sự kết quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Ngay từ năm 2006, Huyện ủy Cao Phong đã ra quyết định số 04 về phát triển vùng cây ăn quả, cây công nghiệp năm 2006-2010. Theo đó, cam Cao Phong và một số cây có múi khác được xác định là cây chủ lực mang lại cuộc sống ấm no cho người dân trong huyện.