Bệnh do giun Stephanurus denlatus thuộc bộ phụ Strongylata gây ra. Giun thường ký sinh ở niệu quản, gần thận làm thành những kén có lỗ thông với niệu quan của lợn mán. Bệnh sẽ vô cùng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời, trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp một số thông tin cần thiết về bệnh giun thận ở lợn mán
1. Đặc điểm
Giun còn ký sinh ở các mô mỡ quanh thận của lợn mán. Bệnh do ấu trùng di hành nên gây tổn thương da ruột, phôi, gan: gây viêm gan, xuất huyết phá hoại tổ chức gan phá hoại chức năng sinh lý gan dẫn tới xơ gan.
Khi ấu trùng xâm nhiễm, trên da lợn mán có nhiều mụn nhỏ, đỏ sẫm, chảy máu. Khi nhiễm nhiều giun, lợn mán thường cong lưng, đau vùng thận, gầy còm, sút cân, bạch cầu eosin tăng. lợn mán nái có thể bị sẩy thai.
lợn mán bị bệnh trên da có lấm tâm xuất huyết, viêm màng bụng, xơ gan, có khi gan sưng, cứng, phải thường bị áp xe hoặc bị sưng và cứng, đôi khi thấy ấu trùng và giun trưởng thành trong các nang kén ở phổi, trong xoang ngực, gan, thận, hạch lâm ba. Tổ chức liên kết thận tăng sinh, ống dẫn niệu sưng, có các kén nhỏ ở các mô quanh thận và ống dẫn niệu. Trong kén có giun trưởng thành.
=> Tìm hiểu lợn mán là gì
2. Điều trị
Dùng albendazol hoặc thiabendazol.
3. Phòng bệnh
Dùng các biện pháp tổng hợp sau: Kiểm tra giun thận với lợn mán mới nhập chuồng không nhập lợn mán nhiễm giun. Thường xuyên làm vệ sinh, sát trùng chuồng trại phải ủ để diệt mầm bệnh. Chuồng trại, sân chơi phải khô ráo, có ánh sáng chiếu, không để lợn mán tiếp xúc với giun đất. Định kỳ kiểm tra giun thận cho lợn mán và điều trị triệt để.
Khách hàng có nhu cầu mua giống lợn mán, hoặc nhu cầu về thịt vui lòng liên hệ: Trịnh Xuân Lãm – thị trấn Cao Phong – huyện Cao Phong – tỉnh Hòa Bình. SĐT: 098.546.3058